Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ LIÊN LỘC

                           LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ LIÊN LỘC

( Phong cảnh làng quê Bắc bộ xưa - ảnh minh hoạ )

  1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
  1. Vị trí địa lý

Xã Liên Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá nằm về phía Đông bắc huyện Hậu Lộc thuộc hữu ngạn sông Lèn, phía Bắc giáp xã Quang Lộc, phía Nam giáp xã Hoa Lộc, phía Đông giáp xã Nga Thạch huyện Nga Sơn, phía Tây giáp xã Tuy Lộc bởi con sông Trà Giang.

  1. Diện tích tự nhiên, dân số:

Diện tích tự nhiên 495,3 ha, chu vi 12,5 km2 là một xã thuần nông vì vậy đất nông nghiệp chiếm 323,23 ha, đất ở 54,23ha, đất chuyên dùng 111,33ha, đất chưa đưa vào sử dụng 6,51 ha.

Quy mô dân số toàn xã hiện nay có 1239 hộ với 4166 nhân khẩu. Liên Lộc có Quốc lộ 10 và tỉnh lộ 526 chạy qua nối huyện Hậu Lộc với Nga sơn, Phát diệm (Ninh Bình) đường tỉnh lộ, liên xã từ Cầu de Hoa Lộc qua Miễu Nhị nối đường mương 10 xã với Quốc lộ 1A nay đã được đầu tư nâng cấp nhựa hoá rộng rải thuận lợi cho việc giao thương với các vùng trong và ngoài huyện, để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá. Trong những năm qua với sự lãnh đạo của Đảng bộ, Chính quyền và sự đoàn kết của nhân dân gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới bộ mặt nông thôn, kết cấu hạ tầng đã có nhiều khởi sắc đầu tư đồng bộ, điện, đường, Trường, Trạm, hệ thống giao thông thôn xóm được nhựa hoá, bê tông hoá  100%. Mặc dù là một xã thuần nông nhưng với yếu tố thuận lợi về địa lý, điều kiện tự nhiên, phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo, khắc phục những khó khăn trở ngại trong tiến trình lịch sử xây dựng Làng, xã người dân Liên Lộc luôn gắn kết, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau trong lao động sản xuất xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

  1. KINH TẾ, XÃ HỘI.

( Hình thái phát triển kinh tế lạc hậu, thủ công )

  1. Kinh tế.

Liên Lộc là một vùng đất cổ, con người có mạt khá sớm ở nơi đây để khai làng, lập ấp, người dân chịu thương, chịu khó, lam lũ với ruộng đồng, cày cấy, chăm nuôi, trồng dâu nuôi tằm. Cây trồng chính của ruộng đồng Liên Lộc là cây lúa nước, khoai lang, lạc, ngô, đậu, vừng và các loại cây hoa mầu ngoài ra trứơc đây người dân trong xã còn làm thêm một số nghề phụ như mộc, đan lát, trong đó có 02 làng làm nghề vàng mã và bánh bột lọc khá nổi tiếng là Yên Hoà và Ông Đội sau đổi tên làng Thắm.

  1. Xã hội

Dưới thời kỳ phong kiến, do chế độ chiếm hữu ruộng đất nên nhân dân trong xã khá nghèo đói, kinh tế lạc hậu, trải qua thời kỳ chiến tranh kéo dài đến những năm 1990 của thế kỷ XX nền sản xuất vẫn lạc hậu và chậm phát triển đời sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn, chỉ sau khi có đường lối đổi mới của Đảng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ xã chuyển đổi cơ bản nền sản xuất nông nghiệp, cải tạo và xây mới các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất làm cho đời sống nhân dân trong xã ngày một cải thiện hộ đói không còn hộ nghèo, cận nghèo ngày càng ít, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét.

  1. Sự hình thành cộng đồng dân cư.

Xưa kia trên dải đất ven biển của huyện Hậu Lộc, địa bàn xã Liên Lộc hiện nay được xá định là một giải đất cổ ven biển, nơi đây người Việt cổ đã từng sinh sống qua di chỉ khảo cổ văn hoá Hoa Lộc thuộc thời kỳ cuối thời đại đồ đá sang thời kỳ đồng thau ( Thời kỳ khởi nghĩa hai Bà Trựng năm 40 ) Từ sau Công nguyên qua thời kỳ Bắc thuộc cho đến các triều đại phong kiến trên mảnh đất Liên Lộc đã có nhiều người dân sinh sống, và xây dựng làng, xóm ngày càng trù phú, trên mảnh đất của cha ông họ đã đào sông, đắp đê khai phá ruộng đồng, tham gia chồng quân Nguyên mông khi nhà Trần lập trận tuyến trên bến đò Tân Phú đò (Bạch Đầu) Sông Thắm nhánh sông Lèn ngày nay, trận chiến quân ta đã dành thắng lợi lớn, giết chết tướng giặc là Chu Đạt My, xác quân nguyên mông chết máu chảy thắm đỏ dòng sông và cũng từ đây cái tên sông Thắm và tên gọi làng Thắm được bắt nguồn từ đây.

  1. Tên làng, xã qua các thời kỳ.

( Ngôi nhà cổ GĐ ông Vũ Chí Hoan thôn Lộc Thượng, ảnh chụp năm 2009 hiện nay vẫn còn cơ bản nguyên vẹn)

Từ thời nhà Hậu Lê đến đầu đời nhà Nguyễn trong quá trình quần cư nơi đây đã hình thành các cộng đồng dân cư mang dáng dấp của làng cổ miền Bắc Việt nam và có tên là Sen Cừ.

Vào thời Nguyễn ( 1802-1945) đời vua Minh Mạng đã cho đạt hệ thống hành chính cả nước được chia làm 30 tỉnh, các phủ, huyện, châu, tổng xã Liên Lộc khi đó là xã Sen cừ thuộc tổng Sen Cừ huyện Hậu Lộc, Phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, xã Sen cừ trong thời kỳ phong kiến  được chi thành 3 xã nhỏ để bọn thực dân dề bầy cai trị gồm; xã Tam Liên ( Miễu tiền, Miễu Hậu, Tá lang); xã Liên Hương ( gồm 5 thôn Bà đa, Bản phú, Trường ninh, Yên hoà, Ông Đội); xã Sen Cừ gồm ( Đại Thượng, Đại Tiền, Văn Khoa).

Từ năm 1946 đến năm 1954 toàn huyện Hậu Lộc được chia thành 10 xã gồm Phú Điền. Đại Lý, Đông thành, Thuần Lộc, Lông Thịnh Trường xuân, Liên Cừ, Uy Thống, Liên Thịnh và Vạn Lộc; khi đó liên Lộc có tên gọi là xã Liên Cừ gồm có 3 xã ngày nay là ( Liên Lộc, Quang Lộc, Hoa lộc)

Từ tháng 5 năm 1954 đến năm 1995 Hậu Lộc được chia thành 26 xã và 01 Thị Trấn; xã Liên Cừ cũng được tách ra và lấy tên gọi xã Liên Lộc từ đấy.

Tính đến thời điểm năm 2017 xã Liên Lộc được chia làm 09 thôn, làng gồm Miễu Nhị, Làng Giang, Liên Hoa, Liên Trường, Đại Tiền, Đại Thượng, Khoa Trì, Làng Thắm, Làng Mới năm 2018 thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh Thanh Hoá Về công tác sáp nhập thôn; xã Liên Lộc nay còn lại 05 thôn, làng gồm ( Miễu Nhị, Làng Giang, Liên Hương, Lộc Thượng, Khoa Trì Thắm).

( Quê hương đổi mới, các công trình dân sinh được xây dựng khang trang, hiện đại )

Mảnh đất Liên Lộc đã từng chứng kiến và ghi lại những sự kiện lịch sử truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc như chống quân xâm lược Nguyên Mông, cuộc đấu tranh dành quyền lực của nhà Lê –Trịnh và nhà Mạc đầu thế kỷ XVI-XVII nhất là cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây nam và biên giới phía Bắc cả xã có 09 bậc lão thành Cách mạng và tiền khởi nghĩa, 10 bà mẹ Việt Nam anh hùng có 118 Liệt sĩ; 98 Thương bệnh binh, 55 đối tượng nhiễm chất độc hoá học da cam Dioxin, 433 người được tặng thưởng huân, huy chương các loại.

Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ( 1930 ) dưới sự lãnh đạo của đảng, nhân dân Liên Lộc đã cùng nhau đoàn kết đấu tranh đánh đổ chế độ Thực dân phong kiến, dành Chính quyền về tay nhân dân. Sau Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nhân dân Liên Lộc từng bước đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt” thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất cải thiện đời sống cho nhân dân. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đề quốc Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây nam con em Liên Lộc luôn sãn sàng lên đường cầm súng đánh giặc và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, bước vào thời kỳ đổi mới Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân Liên Lộc luôn năng động, sáng tạo, đoàn kết vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, phát huy thế mạnh, tranh thủ các nguồn lực xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2018 để làm bước tiền đề xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2023, nông thôn mới kiểu mẫu vào những năm tiếp theo, theo tinh thần nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ xã lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ (2020-2025) đề ra.

                                                                                                                                                                          Nguyên Hồng

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ LIÊN LỘC - HUYỆN HẬU LỘC

Chịu trách nhiệm: .....Ông: Trịnh Quốc Phượng - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã

Địa chỉ: ....Thôn 3 xã Liên lộc, Hậu lộc, Thanh hoá

Số điện thoại:...0943689676

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa